Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế tại Bắc Giang đang nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như khách du lịch. Vậy điều gì đã khơi dậy những tiềm năng kinh tế của tỉnh Bắc Giang?
Xét về vị trí, Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Điều này khiến cho Bắc Giang dễ dàng liên kết với các khu vực khác. Từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh. Thành phố Bắc Giang cách trung tâm Hà Nội 51km. Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ.
Địa hình gồm có đồng bằng, trung du, miền núi. Khí hậu: chia làm 2 mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Bắc Giang là một vùng có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử.
Bắc Giang có thể thu hút du lịch khi đây là một tỉnh vừa có truyền thống lễ hội văn hoá của đất Kinh Bắc, vừa có hội xuân. Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch.
>>>Góc chia sẻ: Tỉnh Quảng Ninh đang phát triển du lịch đến mức tối đa, việc FLC cho xây dựng dự án FLC Ngọc Vừng Vân Đồn cho thấy tỉnh này đang bắt đầu quan tâm hơn đến việc phát triển du lịch sinh thái trên các đảo chưa được khai thác.
Bắc Giang có gần 2.300 di tích, 593 di tích đã được xếp hạng nên nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử. Nổi bật là thành cổ Xương Giang (thành phố Bắc Giang); khu di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, khu di tích cách mạng Hoàng Vân, di tích Y Sơn (huyện Hiệp Hòa); chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) – nơi lưu giữ kho Mộc Bản với 3.050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012; đình, chùa Thổ Hà (huyện Việt Yên); đình, chùa Tiên Lục và cây Dã hương nghìn năm tuổi (huyện Lạng Giang)… Ngoài ra, Bắc Giang còn hấp dẫn du khách bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: khu thắng cảnh Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thác Ba Tia, suối Nước Vàng, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam… Đó là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá…
Như vậy, Bắc Giang là vùng đất có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, làng nghề… Những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh, du lịch Bắc Giang có những chuyển biến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, du lịch Bắc Giang còn không ít khó khăn, hạn chế như dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí còn thiếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, chất lượng chưa cao, nguồn nhân lực, dịch vụ vận chuyển khách du lịch chưa đáp ứng yêu cầu…
– Du lịch văn hóa đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Bắc Giang, đây là loại hình du lịch có tiềm năng lớn và hứa hẹn nhiều triển vọng. Bắc Giang có nhiều lễ hội truyền thống, hơn 2 nghìn di tích lịch sử văn hóa, trong đó 116 di tích được xếp hạng quốc gia, cùng nhiều loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu được đông đảo du khách biết đến.
Bên cạnh nhu cầu vui chơi, giải trí, khi đặt chân đến một vùng đất, hầu hết du khách đều mong muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa địa phương. Một số tour du lịch cho khách quốc tế tới Bắc Giang, điểm đến trong hành trình là chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà, Vân Hà. Tuy nhiên, Bắc Giang chưa tạo ra được những dịch vụ du lịch tốt để chào đón du khách. Khảo sát cho thấy, hầu như các tour du lịch trên địa bàn thiếu vắng các hoạt động, chương trình biểu diễn nghệ thuật đưa vào lịch cố định phục vụ du khách, dịch vụ, phục vụ du khách còn thiếu và yếu.
– Du lịch với làng nghề truyền thống đang mở ra những cơ hội giúp người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa. Tỉnh ta có số lượng làng nghề thủ công tương đối lớn song để khai thác, đáp ứng cho phát triển du lịch thì vẫn cần một chiến lược dài hơi.
Ngoài phát triển du lịch, thì hiện nay Bắc Giang còn được đánh giá cao khi là nơi có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút đông đảo nhân lực đến đây sinh sống và làm việc, điều đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống cho người dân Bắc Giang cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho họ, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Việc tập đoàn Apec đang triển khai dự án Royal Park Bắc Giang chính là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy tỉnh Bắc Giang đang được các nhà đầu tư quan tâm và họ đã nhìn thấy những tiềm năng phát triển của tỉnh này. Việc các kĩ sư đang đến đây làm việc cho thấy các nguồn lực tri thức cao đang quan tâm đến khu vực này, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai phát triển của tỉnh.
Trong tương lai, sự phát triển của tỉnh Bắc Giang chắc chắn sẽ có thêm những bước tiến vượt bậc, chúng ta có thể tin tưởng vào điều đó.